Danh Nhân Đất Việt Thầy giáo Chu Văn An


 Trong sự nghiệp trồng người, nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An là hạn hữu từ trước tới nay. Không phải vì Ông có bốn mươi năm tuổi nghề, là Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có hàng nghìn học trò trưởng thành và đỗ đạt cao như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,… mà nghề dạy học là lý tưởng và lẽ sống của Ông, nên dù hoàn cảnh nào Thầy cũng theo đuổi suốt cả cuộc đời.

  

            Chu Văn An (1292 – 1370) hiệu là Tiểu Ẩn tên chữ là Linh Triệt, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì Hà Nội). Ông từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học tại quê nhà. Trường Huỳnh Cung nổi tiếng với một Thầy giáo đạo cao, đức trọng. Uy tín của Thầy vang danh khắp nơi và được Vua Trần Minh Tông vời ra làm Tư nghiệp Trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học hành cho cả nước. Đến đời Trần Dụ Tông “Thượng bất chính, hạ tất loạn”, đạo đức kỷ cương sa sứt. Ông đã dâng sớ thất trảm nhưng Vua không nghe. Ông bèn cáo quan về sống ẩn dật tại núi Chí Linh, tiếp tục dạy học đến cuối đời.

            Ngoài ra, Ông còn làm thơ, trước tác từ sự tinh luyện tài tình của bộ óc uyên thâm và trái tim nồng hậu. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị như: “Thất trảm sớ, Tứ thư thuyết ước, Tiểu Ẩn thi tập, Giang đình tác, Linh Sơn tạp hứng, Xuân đán,…”

            Dù đương thời hay đời sau nói về Chu Văn An: “Khí tiết thanh cao nêu thiên cổ”, bậc hiền nho được thờ và được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu – Quốc tử giám. Tài năng, nhân cách, đức độ, của Chu Văn An: “Như sao Bắc Đẩu, quả là sao Khuê” mãi mãi tồn tại, mãi mãi sáng ngời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét